GIÁNG SINH AN LÀNH

"HÂN HẠNH CHÀO MỪNG QUÝ BẠN ĐẾN VỚI HOÀI THANH - BỒ CÂU TRẮNG"

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

HỌC HỎI KINH THÁNH


ĐỐ VUI KINH THÁNH & GIÁO LÝ
(THI THỬ TẠI GIÁO XỨ) 


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM  DẪN VÀO KINH THÁNH (TL1b)
1- Tin Mừng là gì?
      a- Là tin vui mừng về ơn giải thoát mà Thiên Chúa ban cho loài người qua Chúa Giêsu Kitô
      b- Là tin vui mừng mà Thiên Chúa ban cho con cái Iraen qua Chúa Giêsu Kitô
      c- Là tin vui mừng mà Chúa Cha ban cho loài người qua Chúa Con và Chúa Thánh Thần
      d- Là tin vui mừng về ơn giải thoát mà Thiên chúa đã soi sáng để các Thánh sử ghi lại cho loài người được biết để loan truyền cho toàn thế giới

2-Thứ tự theo thời gian, các sách Tin Mừng được viết như sau:
      a-Mátthêu, Máccô, Luca, Gioan
      b-Máccô, Luca, Gioan, Mátthêu
      c-Máccô, Luca, Mátthêu, Gioan
      d-Máccô, Mátthêu, Luca, Gioan

3-Tin Mừng nào dài nhất (số câu) và viết vào những năm nào?
      a- Tin Mừng theo Thánh Luca (1149 câu) , viết vào khoảng năm 70 – 80 
      b- Tin Mừng theo Thánh Luca (1139 câu), viết vào khoảng năm 80 – 90
      c- Tin Mừng theo Thánh Luca (1159 câu), viết vào khoảng năm 65 – 70
      d- Tất cả  a, b, c đều không đúng.

4- Những Tin Mừng được gọi là Nhất Lãm là:
      a- Mátthêu – Máccô - Gioan
      b- Mátthêu – Máccô - Luca
      c- Mátthêu – Luca – Gioan
      d- Máccô – Luca – Gioan

5- Thứ tự các biểu tượng của 4 Thánh sử: Mátthêu – Máccô – Luca – Gioan như sau:
      a- Hình người có cánh –  Sư tử –  Bò  - Chim phượng hoàng
      b- Hình người có cánh – Chim phượng hoàng – Bò – Sư tử
      c- Sư tử - hình người có cánh – Bò – Chim bồ câu
      d- Hình người có cánh – Bò  - Sư tử  – Chim bồ câu

6-Tin Mừng nào nhấn mạnh đến đời sống tâm linh ?
      a-Mátthêu
      b-Máccô
      c-Luca
      d-Gioan

7-Thánh Phaolô đã thực hiện mấy cuộc hành trình truyền giáo? Vào thời gian nào?
      a- Hai cuộc, từ năm 45 – 53 và 54 – 58
      b- Ba cuộc, từ năm 45 – 48, 50 – 53 và 54 – 58
      c- Bốn cuộc, từ năm 40 – 44, 45 – 48, 50 – 53 và 54 – 58
      d- Ba cuộc, từ năm 45 – 48, 49 – 53 và 54 – 58 
8- Những thư quan trọng của Thánh Phaolô là:
      a- Thư 1 và 2 gởi Giáo đoàn Côrintô
      b- Thư gởi Giáo đoàn Rôma và Galát
     c-Thư gởi Giáo đoàn Galát, Êphêsô, Rôma, Côrintô (2 thư), Thêxalônica (2 thư)
      d- Thư gởi cho Timôthê và Titô

9- Ngoài thư của Thánh Phaolô, Tân Ước còn có những thư nào nữa không?
      a- Còn 5 thư có nguồn gốc khác nhau thường được gọi là “CÁC THƯ CHUNG” : 1 thư của thánh Giacôbê, 1 thư của Thánh Phêrô, 2 thư của Thánh Gioan và 1 thư của Thánh Giuđa Tađêô
      b- Còn 7 thư có nguồn gốc khác nhau thường được gọi là “CÁC THƯ CHUNG” : 1 thư của thánh Giacôbê, 2 thư của Thánh Phêrô, 3 thư của Thánh Gioan và 1 thư của Thánh Giuđa Tađêô
      c- Còn 7 thư có nguồn gốc khác nhau thường được gọi là “CÁC THƯ CHUNG” : 2 thư của thánh Giacôbê, 2 thư của Thánh Phêrô, 2 thư của Thánh Gioan và 1 thư của Thánh Giuđa Tađêô
      d- Còn 7 thư có nguồn gốc khác nhau thường được gọi là “CÁC THƯ CHUNG” : 2 thư của thánh Giacôbê, 2 thư của Thánh Phêrô, 2 thư của Thánh Gioan và 1 thư của Thánh Giuđa Tađêô

10- Sách Khải Huyền do ai viết? Viết cho ai? Vào thời gian nào? Có bố cục như thế nào?
      a- Do Thánh Gioan tông đồ viết cho tín hữu Do Thái, vào giữa thế kỷ thứ nhất, bố cục chia làm 2 phần
      b- Do Thánh Gioan viết cho 5 Giáo đoàn ở Tiểu Á, vào đầu thế kỷ thứ hai. Bố cục chia làm 3 phần
      c- Do Thánh Gioan tông đồ viết cho 7 Giáo đoàn ở Tiểu Á, vào cuối thế kỷ thứ nhất. Bố cục chia làm 3 phần
      d- Do Thánh Gioan tông đồ viết cho 7 Giáo đoàn ở Tiểu Á, vào cuối thế kỷ thứ nhất, bố cục được chia làm 4 phần

11- Thư Hípri còn được gọi là thư gì? Do ai viết?
      a- Còn được gọi là thư gởi tín hữu Do Thái, do Thánh Phaolô là tác giả
      b- Còn được gọi là thư gởi tín hữu Rôma, do một môn đệ của Thánh Phaolô viết
      c- Còn được gọi là thư gởi tín hữu Do Thái, nhưng chắc là do một môn đệ của Thánh Phaolô viết
      d- Còn được gọi là thư gởi tín hữu Do Thái do Thánh Phaolô và môn đệ của Ngài cùng viết

12- Ngày nay Thiên chúa có nói với chúng ta không và nói bằng cách nào?
       a- Ngày nay Thiên Chúa vẫn hằng nói với chúng ta qua HỘI THÁNH của Ngài
       b- Ngày nay Thiên Chúa vẫn hằng nói với chúng ta qua các VỊ MỤC TỬ trong Hội Thánh
       c- Ngày nay Thiên Chúa vẫn hằng nói với chúng ta qua việc chúng ta CỬ HÀNH CÁC NGHI THỨC PHỤNG VỤ
       d- Ngày nay Thiên chúa vẫn hằng nói với chúng ta , đặc biệt bằng LỜI CHÚA trong Kinh Thánh

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

TÌNH YÊU THIÊN CHÚA


THÁNH TÂM CHÚA NGUỒN TÌNH YÊU 

  

Tình yêu Thiên Chúa bao la
Muôn đời con mãi ngợi ca Ơn Ngài
Tình yêu Thiên Chúa mãi hoài
Con xin nguyện hứa yêu Ngài thiết tha
Lòng con trổi khúc hoan ca
Vì tình Thiên Chúa đậm đà thâm sâu
Khi yêu, con hết âu sầu
Khó khăn tan biến, thương đau chẳng còn
Tình yêu Thiên Chúa trường tồn
Để con đón nhận, tâm hồn vươn cao
Hồng ân thánh đức tuôn trào
Cuộc sống thánh thiện dạt dào hân hoan
Giúp con thân thiện kết đoàn
Thân thương hiệp nhất lan tràn muôn nơi
Điểm tô hạnh phúc cho đời
Yêu thương phục vụ, sáng ngời niềm tin
Con luôn trân trọng giữ gìn
“Yêu người, mến Chúa” nguyện xin thực hành
Mong cho cuộc sống an lành
Đức tin sống động như cành nở hoa
Chắp tay cầu khẩn thiết tha
Cho nhân loại biết “Chúa là Tình Yêu”

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

GIEO MẦM TIN YÊU

                                    NGƯỜI ĐI GIEO GIỐNG 

         "...Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả ; hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm..." (Mc 4, 3-8)

       
        "...Người gieo giống đây là ngươi gieo lời. Những kẻ ở bên vệ đường , nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xa-tan liền đến cất lời đã gieo nơi họ. Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận, nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nỗi nhất thời ; sau đó khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay. Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời , nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì. Còn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người nghe lời và đón nhận , rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ thì một trăm" (Mc 4, 14-20)