GIÁNG SINH AN LÀNH

"HÂN HẠNH CHÀO MỪNG QUÝ BẠN ĐẾN VỚI HOÀI THANH - BỒ CÂU TRẮNG"

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

TIÊN HƯNG: DÒNG SÔNG QUÊ TÔI


TIÊN HƯNG DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG TÔI


          Tôi chưa một lần nào đến với quê hương Nam Lỗ, thế nhưng khi được đọc những bài viết và xem những đoạn video trên trang webside của Giáo xứ, tự nhiên lòng tôi có một cảm mến về dòng sông Tiên Hưng ngọt ngào và ý vị của quê hương Nam Lỗ thân yêu này. Dòng sông thật là trìu mến, có lẽ một phần lớn vì quê hương Nam Lỗ là “Quê Cha, Đất Tổ” của tôi  và một phần nữa là do dòng sông duyên dáng, đẹp đẽ, hiền hòa đưa nước tưới mát cho quê mẹ Nam Lỗ thân yêu, đã thu hút lòng tôi.
         Được xem video clip về dòng sông Tiên Hưng, tuy không được dài lắm,  nhưng đây lại đoạn đầu của phần “Kỷ niệm bách chu niên thành lập giáo xứ Nam Lỗ” và được lồng ghép bài hát “Quê hương”, thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch, do ca sỹ Cẩm Ly trình bày, đã làm tôi xao xuyến và cứ xem đi xem lại nhiều lần để được ngắm nhìn dòng sông một cách thỏa thích và thưởng thức trọn vẹn ý nghĩa của bài hát đã làm ngây ngất lòng người “...Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi; quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người...”


         Sông Tiên Hưng có dòng nước thật trong xanh, lững lờ đưa nước vào tưới mát cho miền đất Nam Lỗ thêm phì nhiêu tươi tốt. Từ bên này bờ sông muốn sang bên kia bờ sông phải xuống đò để được thả hồn theo dòng sông chan chứa tình yêu thiên nhiên đất nước và rạo rực tình người. Bên cạnh dòng sông là làng mạc, thôn xóm và các họ giáo thuộc Giáo xứ nam Lỗ, cùng với cánh đồng lúa xanh tươi màu mỡ, với những con đường thẳng tắp ôm lấy làng quê trù phú. Khi nhìn thấy khung cảnh trên, ai mà chẳng mến, chẳng thương chứ! Điều này cũng nói lên sự đầm ấm hạnh phúc của quê hương đã từng nổi tiếng là “Quê hương năm tấn”. Ngày xưa và ngay cả ngày nay các yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã đem lại niềm vui, làm đẹp cho cuộc sống. Nam Lỗ đã đang và mãi đạt được cả ba yếu tố đó, để miền đất thân thương này luôn luôn có được một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc vô biên và bất tận, trong đó yếu tố “Địa lợi” có sự đóng góp của dòng sông Tiên Hưng  thắm tình đượm nghĩa. 

Quê mình có một dòng sông
Tiên Hưng yêu qúy mặn nồng phù sa
Dòng sông bát ngát bao la
Trong xanh, đượm ngọt thật là thân thương
Nước sông chẩy giữa đôi đường
Lững lờ uốn lượn, vấn vương lòng người
Tiên Hưng luôn nở nụ cười
Mừng đón khách tới, chào người thăm quê
Sông đem nguồn nước tràn trề
Tưới xanh đồng lúa, xum xuê hoa màu
Tiên Hưng thắm mãi một màu
Yêu thương nối kết nhịp cầu hoan ca
*
Sông là hương vị lời ca
Sông là giọng hát thật là du dương
Sông là ánh sáng dẫn đường
Sông là thân thiết, bạn đường của ta
Sông là hạnh phúc đậm đà
Sông là tất cả thiết tha nghĩa tình
Tiên Hưng sông của quê mình
Bao đời vẫn đẹp, vẹn tình quê hương
                                 

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

HỘI THI RUNG CHUÔNG VÀNG VỀ THÁNH KINH VÀ GIÁO LÝ HÈ 2012


ĐỐ VUI KINH THÁNH VÀ GIÁO LÝ HÈ 2012
DÀNH CHO LỚP THÊM SỨC VÀ KINH THÁNH 



1. Khi lãnh nhận bí tích Thêm sức, ta nhận được mấy ơn của Chúa Thánh Thần?
a. 5         b. 6        c. 7         d. 8

2. Có mấy Bí tích? Bí tích nào cao trọng nhất?
a. 7- Bí tích Rửa tội       b. 7- Bí tích Truyền Chức Thánh
c. 7- Bí tích Thêm sức   d. 7- Bí tích Thánh Thể
 
3.Những Bí tích nào chỉ lãnh nhận một lần trong đời?
a-Rửa tội, Thêm sức, Xức dầu bệnh nhân     b.Thêm sức, Truyền Chức Thánh, Hôn phối
c. Rửa tội, Thêm sức, Hôn phối                    d. Rửa tội, Thêm sức, Truyền Chức Thánh

4. Bí tích nào làm cho ta trở nên con Chúa cha, chi thể Chúa Ki-tô và đền thờ Chúa Thánh Thần?
a. Bí tích Thêm sức       b. Bí tích Truyền Chức Thánh
c. Bí tích Rửa tội           d. Bí tích Hòa giải

5. Trong 7 Bí tích, Bí tích nào cần thiết nhất?
a. Bí tích Xức dầu bệnh nhân           b. Bí tích Truyền Chức Thánh
c. Bí tích Rửa tội                              d. Bí tích Hòa giải

6. Khi nhận Bí tích Rửa tội, nước được đổ ở nơi nào trên cơ thể?
a. Trên vai        b. Trên đầu       c. Trên mặt        d. Nơi nào trên cơ thể cũng được  

7. Ai có thể ban Bí tích Rửa tội?
a. Các Giám mục và Linh mục   b. Các Linh mục và Phó tế
c. Tất cả mọi người                    d. Cả a, b, c đều đúng

8. Khi lãnh nhận Bí tích, Bí tích nào cần phải có người đỡ đầu?
a. Bí tích Rửa tội        b. Bí tích Truyền Chức Thánh
c. Bí tích Thêm sức    d. Chỉ a và c đúng 

9. Bí tích nào ban cho ta ơn Chúa Thánh Thần?
a. Bí tích Rửa tội        b. Bí tích Thêm sức
c. Bí tích Giao hòa     d. Bí tích nào cũng ban ơn Chúa Thánh Thần 

10. Những ai được ban Bí tích Thêm sức?
a. Các Giám mục, Linh mục và tu sỹ       b. Các Giám mục và Linh mục
c. Các Giám mục, Linh mục và Phó tế    d. Chỉ có các Giám mục

11. Ai là người cử hành Bí tích Thánh Thể ?
a. Các Giám mục và Linh mục   b. Các Linh mục và phó tế
c. Các Giám mục, Linh mục và Phó tế       d. Tất cả đều sai

12. Trong trường hợp chỉ có bánh hoặc chỉ có rượu, Linh mục có được cử hành Thánh lễ không?
a. Được     b. Không      c. Tùy vào hoàn cảnh    d. Phải xin phép các Đấng  Bề Trên 

13. Ai là người được trao Mình Thánh cho người nhận?
a. Giám mục, Linh mục, Phó tế     b. Giám mục, Linh mục, Phó tế, Thừa tác viên Thánh Thể
c. Linh mục và thừa tác viên thánh Thể      d. Linh mục và giáo dân

14. Ai được quyền rước lễ?
a. Những người đã được rửa tội
b. Những người đã được rửa tội và không mắc tội trọng
c. Những người đã được rửa tội và không mắc tội trọng cũng như tội nhẹ
d. Như b nhưng thêm là không mắc  vạ

15. Để lãnh nhận Bí tích Giao hòa, hối nhân cần phải làm gì?
a. Phải ăn năn tội và xưng tội     b. Phải xưng tội và đền tội
c. Phải ăn năn tội và xưng tội    d. Phải xét mình, ăn năn tội, xưng tội  và đền tội 

16. Những Bí tích nào dành cho Kẻ chết”?
a. Không có Bí tích nào     b. Chỉ có một Bí tích: Rửa tội
c. Có hai Bí tích: Rửa tội và Hòa giải       d. Đó là Bí tích Xức dầu  bệnh nhân

17. Bí tích do ai thiết lập?
a. Do các Tông Đồ thiết lập     b. Do Chúa Kitô thiết lập
c. Do Chúa Thánh Thần thiết lập    d. Do Hội Thánh thiết lập

18. Bí tích nào là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng để ban tràn đầy Chúa thánh Thần cho ta, hầu kiện toàn ân sủng của Bí tích Rửa tội?
a. Bí tích Giao hòa   b. Bí tích Thêm sức   c. Bí tích Thánh Thể  d. Bí tích Xức dầu bệnh nhân

19. Hiệu quả nào sau đây không phải là do Bí tích Thêm sức đem lại cho ta?
a. Ta được bén rễ sâu hơn vào ơn làm con Thiên Chúa
b. Ta được ban cho sức mạnh đặc biệt để làm chứng về đức tin Kitô giáo
c. Ta được gia nhập vào Hội Thánh Chúa Kitô  d. Ta được lãnh nhận 7 ơn  Chúa Thánh Thần

20. Trong Bí tích Thêm sức, dấu chỉ nào nói lên rằng Chúa Giêsu đang ban Thánh Thần cho ta qua Hội Thánh?
a. Việc đặt tay   b. Việc xức dầu   c. Việc cầu chúc bình an    d. Việc vả nhẹ trên má

21. Học giáo lý đầy đủ, sạch tội trọng và thật lòng ước ao lãnh nhận Chúa Thánh Thần là những điều cần làm để lãnh Bí tích nào?
a. Bí tích Giao hòa    b. Bí tích Thánh Thể    c. Bí tích Thêm sức    d. Bí tích  Hôn phối

22. Ta cần ưu tiên làm gì để bày tỏ lòng yêu mến và tôn kính đối với Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể ?
a. Viếng Thánh Thể   b. Chầu Thánh Thể 
c. Cầu nguyện trước Thánh Thể  d. Tham dự Thánh Lễ và rước lễ

23. Ơn nào sau đây không phải là ơn do Bí tích Giao hòa đem lại cho ta?
a. Được tha khỏi án phạt đời đời do các tội trọng gây nên            b. Được bình an trong lòng 
c. Được gia nhập vào Hội thánh Chúa    d. Được thêm sức mạnh để  chiến thắng tội lỗi 

24. Hiệu quả nào sau đây không phải là do Bí tích Xức dầu bệnh nhân mang lại?
a.Được an ủi và can đảm để đón nhận đau khổ vì lòng yêu mến Chúa
b. Được tha khỏi án phạt đời đời     c. Được kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô
d. Được ơn ích cho bản thân người lãnh nhận

25. Bí tích nào là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng để thánh hiến những người Ngài tuyển chọn, trao quyền thi hành các tác vụ đã được ủy thác cho các Tông Đồ  và ban ơn giúp họ chu toàn chức vụ của mình?
a. Bí tích Thêm sức  b. Bí tích Thánh Thể   c. Bí tích Truyền Chức Thánh  d. Bí tích Hôn phối 

26. Thiên Chúa tạo thành trời đất muôn vật trong 6 ngày. Ngày thứ tư Thiên Chúa tạo dựng nên sự vật gì ?
a. Ánh sáng   b. Chim trời, cá biển
c. Các hành tinh (mặt trời, mặt trăng và các vì sao)     d. Đất, biển, cây cỏ 

27. Thần Chân Lý là ai?
a. Chúa Giêsu  b. Các Ngôn sứ   c. Các Thiên Thần   d. Chúa Thánh Thần

28. Tác giả của Thánh Kinh là ai?
a. Các Thánh sử    b. Các Tông Đồ    c. Thiên Chúa     d. Các Thánh sử và Ngôn sứ

29. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ mình ra qua các sự kiện nào?
a. Chúa Giêsu Giáng trần và chịu chết
b. Chúa Giêsu chịu phép rửa và biến hình trên núi Tabo
c. Chúa Giêsu sinh ra, chịu chết và sống lại      d. Chúa Giêsu làm các phép lạ

30. Đặc tính của Hội Thánh là gì ?
a. Đạo đức, Duy nhất, Công giáo, Tông truyền
b. Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền
c. Hiệp nhất, Công giáo, Thánh Thiện, Tông truyền
d. Duy nhất, Hiệp nhất, Công giáo, Thánh Thiện, Tông truyền

31. 117 Vị Thánh tử đạo tại Việt Nam được tôn phong ngày tháng năm nào?
a. Ngày 19 tháng 6 năm 1978   b. Ngày 19 tháng 6 năm 1988
c. Ngày 19 tháng 6 năm 1998  d. Ngày 19 tháng 6 năm 2008
 
32. Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI là người nước nào?
a. Ý   b. Ba Lan    c. Đức   d. Pháp

33. Năm Phụng vụ có mấy mùa? Mùa nào có thời gian dài nhất?
a. 6 mùa – Mùa Phục Sinh       b. 5 mùa – Mùa thường niên
c. 6 mùa – Mùa Chay              d. 5 mùa – Mùa Vọng

34. Thời gian bắt đầu và kết thúc năm Phụng vụ là:
a. Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12
b. Từ Chúa nhật I Mùa Vọng năm trước đến Lễ Chúa Ki-tô Vua năm sau
c. Từ Lễ Giáng Sinh năm trước đến giáp Lễ Giáng Sinh năm sau
d. Không có câu trả lời nào đúng 

35. Lễ Thánh Giuse kết bạn thường ở Mùa nào trong năm Phụng vụ?
a. Mùa Vọng   b. Mùa Thường niên    c. Mùa Chay    d. Mùa Phục Sinh  

36. Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô được kính sau Lễ nào trong năm Phụng vụ?
a. Lễ chúa Thánh Thần hiện xuống    b. Lễ Chúa Ba Ngôi 
c. Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu    d. Lễ Chúa Giêsu lên trời 

37. Trong năm Phụng vụ, Thánh nào có ngày lễ sinh nhật và ngày qua đời?
a. Thánh Giuse   b. Thánh Phêrô   c. Thánh Phaolô   d. Thánh Gioan

38. Ngoại trừ lễ cưới, những ngày lễ nào trong năm Phụng vụ, Vị chủ tế mặc áo lễ màu hồng?
a- Chúa nhật III Mùa Vọng và Chúa nhật IV Mùa Chay
b. Chúa nhật III Mùa Vọng và Chúa nhật III Mùa Chay
c. Chúa nhật IV Mùa Vọng và Chúa nhật IV Mùa Chay
d. Chúa nhật IV Mùa Vọng và Chúa nhật V Mùa Chay

39. Ai được chọn làm Tông Đồ thay thế cho Giuđa (Cv 1, 26)?
a. Giuse    b. Matthia    c. Nicôđêmô    d. Mađalêna

40. Thiếu Nhi Thánh Thể có mấy Điều Luật? Điều luật sau đây:
“Thiếu nhi tôn sùng Thánh Thể
Siêng năng chịu lễ, Viếng Chúa hằng ngày”
Là điều thứ mấy?
a. 8 điều, điều 3       b. 10 điều, điều 4    c. 8 điều, điều 5     d. 10 điều, điều 2